Vì sao lông mày trổ đỏ và 3 cách khắc phục hiệu quả
Không ít người gặp phải tình trạng lông mày trổ đỏ sau một thời gian phun xăm, gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì và làm thế nào để khắc phục một cách an toàn, hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
1. Nhận biết hiện tượng chân mày trổ đỏ
Hiện tượng lông mày bị trổ đỏ là tình trạng màu sắc của chân mày sau phun xăm hoặc điêu khắc chuyển sang màu đỏ hoặc hung đỏ. Không chỉ bị chuyển sang đỏ, màu sắc của chân mày còn có thể không đều, loang lổ gây mất thẩm mỹ.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng lông mày trổ đỏ
Chân mày bị trổ đỏ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số lý do phổ biến:
2.1. Mực xăm chất lượng kém
Mực xăm kém chất lượng thường chứa các thành phần hóa học không ổn định, dễ bị oxy hóa theo thời gian. Khi các thành phần này phản ứng với môi trường (ánh sáng, mồ hôi,…) hoặc với chính cơ thể có thể biến đổi màu sắc, dẫn đến hiện tượng chân mày trổ đỏ. Các kim loại nặng trong mực kém chất lượng cũng có thể gây kích ứng da, ảnh hưởng đến quá trình giữ màu.
2.2. Trộn màu xăm sai tỷ lệ chuẩn
Việc pha trộn màu xăm đòi hỏi kiến thức về màu sắc và kinh nghiệm để đạt được tông màu chuẩn. Nếu kỹ thuật viên pha trộn sai tỷ lệ giữa các màu cơ bản, lông mày có thể bị trổ đỏ ngay từ đầu hoặc sau một thời gian.
2.3. Tay nghề kỹ thuật viên chưa vững
Kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm có thể không kiểm soát được độ sâu của kim khi đưa mực vào da. Nếu đưa mực quá nông, màu sẽ dễ phai còn nếu đưa quá sâu, mực có thể lan ra các vùng da xung quanh và gây ra hiện tượng trổ màu. Ngoài ra, kỹ thuật viên không đều tay cũng làm cho màu mực phân bố không đều, tạo nên những mảng màu đậm nhạt khác nhau.
2.4. Quy trình phun xăm/điêu khắc chân mày không đạt chuẩn
Nếu không vệ sinh dụng cụ đúng cách, không sát khuẩn vùng da cần xăm hoặc không tuân thủ các bước kỹ thuật chuẩn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, tương tác với mực xăm và gây ra hiện tượng chân mày trổ đỏ. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng, viêm da sau khi phun xăm chân mày.
2.5. Chân mày trổ đỏ do cơ địa da dầu, da không ăn mực
Da dầu thường tiết ra nhiều bã nhờn, làm cản trở quá trình mực xăm bám vào da. Lượng dầu thừa cũng có thể đẩy mực ra ngoài, khiến màu mực không đều và dễ phai. Ngoài ra, làn da không ăn mực còn gây khó khăn cho việc đưa mực vào da và giữ màu, dẫn đến tình trạng màu mực bị nhạt hoặc trổ màu đỏ.
2.6. Chăm sóc chân mày sai cách
Việc chăm sóc sau phun xăm rất quan trọng để đảm bảo màu mực lên chuẩn và bền màu. Nếu chăm sóc sai cách, ví dụ như tiếp xúc với nước quá sớm, sử dụng các sản phẩm chăm sóc không phù hợp hoặc trang điểm khi vết thương chưa lành có thể làm mực xăm bị phai, nhòe. Hơn nữa, nếu không bảo vệ lông mày khỏi ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến màu mực bị oxy hóa và khiến lông mày trổ đỏ.
2.7. Sử dụng công nghệ phun xăm/điêu khắc lỗi thời
Các công nghệ phun xăm/điêu khắc cũ thường sử dụng máy móc và kim xăm có độ chính xác không cao, dễ gây tổn thương da. Khi tổn thương da quá nhiều có thể kích thích quá trình sản xuất melanin, dẫn đến sự thay đổi màu sắc lông mày. Các công nghệ cũ cũng thường không kiểm soát được độ sâu của kim một cách chính xác, dễ gây ra hiện tượng trổ màu đỏ.
3. Làm thế nào để khắc phục lông mày trổ đỏ nhanh chóng, an toàn?
Khi chân mày trổ đỏ, chị em có thể khắc phục bằng các phương pháp như:
3.1. Xử lý nền đỏ bằng mực xăm màu rêu
Màu gốc rêu (như xanh rêu, xanh oliu) là màu đối lập với màu đỏ. Vì vậy khi sử dụng mực xăm màu rêu để phủ lên nền lông mày bị trổ đỏ, các sắc tố xanh lá cây sẽ trung hòa sắc tố đỏ, giúp lông mày trở về màu sắc tự nhiên hơn.
Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm và kiến thức về màu sắc để pha trộn màu rêu phù hợp với màu da và màu lông mày gốc của mỗi người. Nếu không, lông mày có thể bị chuyển sang màu xanh lá cây hoặc các màu không mong muốn khác. Hiệu quả cũng phụ thuộc vào mức độ trổ đỏ của lông mày, với những trường hợp đỏ đậm có thể cần xử lý nhiều lần.
3.2. Xóa mực xăm với công nghệ laser
Công nghệ laser sử dụng các xung ánh sáng năng lượng cao để phá vỡ các hạt mực xăm thành những mảnh nhỏ li ti, sau đó sẽ được hệ thống miễn dịch của cơ thể đào thải dần theo thời gian. Laser có thể cải thiện tình trạng lông mày trổ đỏ, nhưng cần thực hiện nhiều lần (thường là vài buổi, cách nhau vài tuần) để đạt được kết quả tốt. Phương pháp này cũng có thể gây đau, sưng, và có nguy cơ để lại sẹo nếu không được thực hiện bởi chuyên viên có kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
3.3. Loại bỏ mực xăm bằng dung dịch chuyên dụng
Dung dịch chuyên dụng (thường là các axit nhẹ hoặc các hợp chất hóa học đặc biệt) được đưa vào da để phá vỡ liên kết của các hạt mực xăm và đẩy chúng lên bề mặt da. Sau đó, mực xăm sẽ bong ra cùng với lớp da chết. Phương pháp này có thể loại bỏ mực xăm khá hiệu quả, nhưng có nguy cơ gây tổn thương da cao, đặc biệt là nếu sử dụng dung dịch không rõ nguồn gốc hoặc không được thực hiện đúng kỹ thuật. Vì vậy bạn cần chọn nơi thực hiện uy tín, có các chuyên viên giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
4. Hướng dẫn chăm sóc chân mày sau khi xóa/sửa xăm
Để lông mày nhanh lành sau khi xóa mực phun xăm, bạn cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với nước trong 24 – 48 giờ đầu, sau đó rửa nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để tránh nhiễm trùng.
- Không tự ý bóc vảy, cạy mài mà nên để vảy bong tự nhiên cho da lành nhanh hơn và tránh hình thành sẹo, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Tránh trang điểm, sử dụng mỹ phẩm lên vùng chân mày vì hóa chất trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng, viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và màu sắc của chân mày mới.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn. Bạn cần che chắn kỹ càng, đeo kính râm khi ra ngoài.
- Sử dụng thuốc mỡ/kem dưỡng theo chỉ định để giúp làm dịu da, giảm sưng viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo da và ngăn ngừa sẹo.
- Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và uống đủ nước giúp cơ thể phục hồi vết thương nhanh hơn, tăng cường sức đề kháng. Tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng, sẹo lồi như rau muống, thịt bò, hải sản…
- Tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra màu sắc chân mày (nếu cần).
Tóm lại, hiện tượng lông mày trổ đỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chất lượng mực xăm, kỹ thuật thực hiện đến cách chăm sóc sau phun xăm. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục, chăm sóc phù hợp là rất quan trọng để sở hữu đôi lông mày đẹp tự nhiên và bền màu.
Ngoài phun xăm lông mày, nâng cung chân mày cũng là phương pháp được nhiều người quan tâm, đặc biệt là chị em tuổi trung niên. Vì độ tuổi này da đã lão hóa nhiều, vùng da quanh mắt bị chùng nhão, nếp nhăn sâu, khiến gương mặt không chỉ mất đi vẻ tươi tắn mà còn mang đến cảm giác mệt mỏi, u buồn. Và phương pháp nâng (treo) cung chân mày sẽ giúp khắc phục nhược điểm hiệu quả, giúp chị em tìm lại vẻ tươi trẻ, rạng rỡ tuổi thanh xuân.
Dr. Eye – Trung tâm tiên phong điều trị chuyên sâu lão hóa vùng mắt dành cho phụ nữ trung niên là địa chỉ nâng cung chân mày được đánh giá cao hiện nay. Trung tâm có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, đầy đủ chứng chỉ hành nghề trực tiếp thăm khám để xây dựng kế hoạch điều trị cá nhân hóa. Bên cạnh đó, Dr. Eye còn cam kết thực hiện quy trình chuẩn y khoa, vô trùng vô khuẩn, đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái cho chị em.
Chất lượng dịch vụ nâng cung chân mày được chứng thực qua kết quả thẩm mỹ của các khách hàng tin tưởng lựa chọn Dr. Eye. Điển hình là chị Hoa và chị Phương.
Tìm về nét thanh xuân rạng rỡ an toàn và hiệu quả tại Dr. Eye! Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết chị em nhé!
Nguồn tham khảo
- Subbrow Blepharoplasty Combined with Periorbital Muscle Manipulation for Periorbital Rejuvenation in Asian Women. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31373991/ (truy cập ngày 13 03 2025).
Giới thiệu Dr. Eye
Thấu hiểu mong muốn lưu giữ nét đẹp thanh xuân trẻ trung cho đôi mắt của chị em tuổi trung niên, Dr. Eye mang đến các giải pháp hiện đại giải quyết tất cả vấn đề lão hóa vùng mắt như chảy xệ vùng mắt, bọng mỡ mắt, vết chân chim,…